Kinh Dương Vương vua của nhà nước Xích Quỷ là ai

11:19, 20/04/2024

Kinh Dương Vương là ai, đâu là lý đúng về nhà nước Xích Quỷ ?.Dân ta phải biết sử ta, Mã Đắc Khoa lấy chút kiến thức ít ỏi viết về cội nguồn, nhân dịp giỗ tổ Mùng 10 tháng 3, tức ngày Nhâm Tý, tháng Mậu Thìn, năm Giáp Thìn, vận giáp thìn, hạ hầu tiết Cốc Vũ.

Thế sự luân hồi, xuất đảo điên

Vương quyền tranh ngôi, phân đoạt vị

Đời người trăm năm là đại thọ

Tựa giọt sương, ngọn cỏ trong Vũ vận xoay vần.

Bài viết dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, trong một góc nhìn khác của cá nhân tôi.

1. Huyền thoại vua Thần Nông

Xuất hiện văn minh lúa nước, y dược, âm dương, ngũ hành, dịch lý và thuật số phương đông, gắn liền thời kỳ của huyền thoại ngài Thần Nông. Ngài xuất hiện vào khoảng 3220 trước công nguyên ứng với cục Cấn- sơn, cửa Sinh ( từ năm 3416 đến năm 3117 trước công nguyên) trong lịch sử nhân loại.

Trung bình khoảng 1800 năm sẽ có 1 vị đại thánh nhân xuất hiện, các vị thông thường khoảng 300 năm sẽ xuất hiện.

Ngài Thần Nông
Ngài Thần Nông – Viêm Đế- Hỏa Dược Vương

Trong thiên văn phương đông có chòm sao Thần Nông, gần tương ứng với chòm sao Bọ Cạp của phương Tây, người xưa dân gian có bài ca dao về sao Thần Nông.

Trên trời có ông sao Thần,
Bốn mùa chỉ lối cho dân ăn làm.
Sang xuân Thần cúi lom khom,
Là mùa trồng đậu, dân làng biết chăng?
Bước sang tháng chín rõ trăng,
Lưng thần hơi đứng là đang gặt mùa.
Tua rua đi rắc mạ mùa,
Tiểu thử đi bừa, cầy ruộng rất sâu.
Hàn lộ lúa trổ bằng đầu,
Lập đông ta quyết về mau gặt mùa.

Ngài Thần Nông được suy tôn là Hỏa Dược Vương, tộc trưởng của bộ lạc Thần Nông. Các thế hệ lãnh đạo kế tiếp đều lấy tên chung là Viêm Đế ( vua Hỏa) vì chi trưởng của thị tộc hay dùng hỏa luyện thuốc, trị bệnh.

Theo truyền thuyết ngài sinh năm 3220 trước công nguyên, mất năm 3080 trước công nguyên vì nguyên nhân thử độc dược của một vị thuốc mới.

Thần Nông ngoài việc là ông tổ nông nghiệp, người đã dạy dân trồng ngũ cốc và chế tạo ra cày bằng gỗ, ông tổ nghề gốm sứ và nghề y dược.

Ông được cho là từng nếm thử hàng trăm loại cây cỏ để kiểm tra các tính chất dược học của chúng. Đóng góp được coi là của Thần Nông là Thần Nông bản thảo kinh. Thần Nông được tôn kính như là ông tổ của y học Trung Hoa. Ông cũng được coi là người đã đề ra kỹ thuật châm cứu chữa bệnh.

Tước hiệu hay được đặt cho ngài là: Dược vương , Ngũ Cốc vươngNgũ Cốc Tiên ĐếThần Nông đại đế.

Tù trưởng Thần Nông đứng đầu Thần Nông thị (神農氏), Khôi Ngôi thị (魁隗氏), Liên Sơn thị (連山氏), Liệt Sơn thị (列山氏), Tắc thần (稷神), thường được biết với tên gọi Viêm Đế (炎帝). Thần Nông là một vị thần trong thần thoại. Ông cũng được xem là thuỷ tổ của họ Hồng Bàng trong truyền thuyết của Việt Nam. Trong huyền học cổ xưa có Liên Sơn dịch, sau là Quy Tàng dịch rồi mới đến Kinh Dịch, phải chăng bộ sách kinh điển này của họ Hồng Bàng ta.

Các thế hệ lãnh đạo kế tiếp nhóm thị tộc Thần Nông:

– Con trai ngài Thần Nông là Lâm Khôi Đế lãnh đạo từ năm 3076 đến năm 2997 trước công nguyên.

– Tiếp đến con trai của Lâm Khôi Đế là Thừa Đế lãnh đạo thị tộc.

– Sau là Minh Đế, ngài sinh ra con trưởng là Nghi Đế lãnh đạo thị tộc Thần Nông và các chi tộc khác, người con thứ là Lộc Tục ( vua Kinh Dương Vương) tách chi tộc, thành lập nhà nước mới đặt tên là Xích Quỷ, cần đặt nghi vấn ?.

2. Nhà Nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương

Vua cha Kinh Dương Vương có tên là Lộc Tục, có tên khác là Kinh Xuyên kết hôn với con gái tộc trưởng của Đông Hải Long Vương, tên hiệu là Xích Lân Long Nữ. Nhà nước Xích Quỷ có thành thị ở Hồ Động Đình ( ngày nay ở tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc).

Nhóm sao Quỷ Kim Dương thuộc chòm phương Nam – Chim Lạc

Vì sao Kinh Dương Vương đặt tên nước là Xích Quỷ

Người xưa, đặc biệt là thời điểm phương đông khi đó rất giỏi về thiên văn, lịch số, âm dương, ngũ hành và chiêm tượng.

Ngài Kinh Dương Vương vua nhà nước Xích Quỷ
Ngài Kinh Dương Vương vua nhà nước Xích Quỷ

Thiên văn cổ đại phương đông, trời chia làm 4 khu vực:

– Phương Đông: có nhóm các chòm sao tạo thành hình con rồng. Phương đông là quẻ Chấn thuộc mộc tượng trưng cho màu xanh, nên gọi là Thanh Long. Từ Long là hiểu về phương đông, hướng đông, người con trai trưởng, người thay cha làm lãnh đạo.

– Phương Tây: có nhóm các chòm sao tại hình con hổ. Phương tây là quẻ Đoài thuộc kim, tượng cho màu trắng, nên gọi là Bạch Hổ.

– Phương Bắc: có chòm sao tạo hình giống mái nhà, đám mây gọi là Vũ. Phương bắc là quẻ Khảm thuộc thủy, tượng cho màu đen, nên gọi là Huyền Vũ.

– Phương Nam: có các chòm sao tạo hình con chim, người Việt cổ gọi là Chim Lạc . Phương Nam là quẻ Ly thuộc hỏa, tượng cho màu đỏ. Nên gọi là Chim Lạc ( Ly đọc chệch là Lai, Ly có nghĩa là sáng, đẹp, lông của con chim trang trí trên mũ người từ trưởng ). Người Trung Quốc không rõ lên hay gọi là chim sẻ đỏ.

– Phương trung tâm gồm các tập hợp sao: Trung tâm là Ngôi sao tâm điểm của Thái Cực là Thiên Hoàng Thượng đế. Nội cung là Tử Vi Viên có 54 chòm sao trong đó có chòm sao Bắc Đẩu, Thái Vi Viên gồm 29 chòm sao, tiếp đến 28 vì sao ứng các phương Đông, Tây, Nam, Bắc như trên đã bàn.

– Cuối cùng là Thất Chính tinh: Mặt trời, mặt trăng, sao kim, sao mộc, sao thổ, sao hỏa, sao thủy.

Người Việt cổ nói riêng hay thị tộc Thần Nông nói chung rất giỏi về huyền thuật và thiên văn. Họ dùng các phương tiện của mình để xác định vị trí, nơi tốt để định cư, mùa màng, thời tiết, chuyển biến âm dương trong trời đất.

Ví dụ cụ thể trong bài viết: Ý nghĩa bánh trưng trong huyền học người Việt cổ.

Giải thích từ nước Xích Quỷ:

Phương Nam có các chòm sao hình có chim Lạc, chòm sao thứ 2 có 4 sao, trong đó chính thì sao sáng nhất có tên là Quỷ Kim Dương, phân theo tọa độ dưới đất là địa chi Dương- Dê hay còn gọi là mùi.

Từ “Xích “ có nghĩa là đường, chặng đường, chỉ về đường mặt trời đi qua ngôi sao này. Phương tây hay gọi là đường hoàng đạo, ngôi sao này thuộc nhóm sao Cự Giải trong thiên văn phương Tây.

Vậy từ Xích Quỷ chỉ tọa độ ngôi sao Quỷ của chòm sao phương Nam chiếu xuống la bàn ứng khoảng từ 202 độ đến 204,5 độ.

Giải thích tên Kinh Dương Vương.

Tên Kinh Dương Vương có nhiều ẩn ý sâu xa, bằng huyền học và văn hóa Thần Nông thị ta có thể hiểu như sau:

– Từ Kinh này ám chỉ về đông Y, dân tộc Việt từ thị tộc Thân Nông mà ra, nên đông ý, tượng số, luật âm dương rất rành. Như ta đã biết đường khí huyết trong con người gọi là KINH LẠC. -Đường chính gọi là KINH, đường nhánh gọi là LẠC.

– Đường KINH có 12 đường chính với 2 mạch ẩn tổng là 14 đường KINH MẠCH. Từ Kinh này cũng chỉ về trục thẳng đứng, ứng trục Tung, tượng cho Trời, quản cho Không Gian, ứng với 10 thập can.

– Dương tượng là mặt trời- Nhật. Vì từ Quỷ đã nhắc đến Dương- dê rồi nên chữ này nghĩa là mặt trời.

– Vương là tước vị. Tước vị cao nhất là bậc Đế, sau là Vương, rồi đến chức Hầu. Ý nói ngài làm vua một nước nhỏ, khi đó là chư hầu của thị tộc Thần Nông làm chủ.

Trong địa dư ngày xưa và nay tại Trung Quốc, nhiều địa phương vẫn dùng tên Kinh và Lạc đặt tên. Đây cũng xuất phát từ quan niệm cổ xưa về Y Học của người Thần Nông thị tộc.

Bà Xích Lân Long Nữ vợ của Kinh Dương Vương là ai ?

Trong văn thỉnh Mẫu Thoải của tục thờ Đạo Mẫu tại Việt Nam hiện nay cũng có một đoạn nhắc đến giai thoại này:

“Thỉnh mời Đệ Tam Thánh Tiên

Xích Lân Long Nữ ngự miền Thoải Cung

Kính Xuyên sớm kết loan phòng

Thảo Mai tiểu thiếp ra lòng gieo oan

Kính Xuyên chẳng xét ngay gian

Vàng mười nỡ để lầm than sao đành

Lòng trời thương kẻ ngay lành

Xui quan Liễu Nghị nho sinh tìm vào”.

Bà Xích Lân Long Nữ- mầu Thoải quản thủy
Bà Xích Lân Long Nữ- mầu Thoải quản thủy

Bà Xích Lân Long Nữ, là con gái của tộc trưởng thị tộc ở biển phía đông xưng là Đông Hải Long Vương. Dân gian người Việt hay tôn thờ là vua cha Bát Hải, bà Xích Lân Long Nữ được tôn thờ là Mẫu Đệ Tam Thoải phủ – thoải đọc chệch là thủy, người mẹ cai quản nguồn nước.

Tên Xích Lân Long Nữ vợ của Kinh Dương Vương cũng chứa đựng sự huyền vi, vì bằng khoa học hiện đại không phải ngẫu nhiên mà Kim tự tháp Kheops tại Ai Cập ( xây dựng vào năm 2570 trước công nguyên) và Hồ Động Đình nằm trên một trục có vĩ độ 29 độ hơn.

Xích: là đường

Lân: con lân trong tứ linh, cũng chỉ về phương tây.

Long: con rồng, tượng cho phương đông.

Tên bà ám chỉ người phụ nữ cai quản về đất, ứng trục hoành, ứng quản 12 dịa chi, quản về thời gian.

Kinh Dương Vương và Xích Lân Long Nữ trừu tượng hóa, ứng cha trời – quẻ Càn và mẹ đất – quẻ Khôn trong hậu thiên bát quái. Và sau này các chi tộc phả hệ Vua Hùng cũng áp dụng phân ra 18 vương triều ứng: 8 quẻ trong hậu thiên và 10 thập can.

Thời thị tộc có nền cộng hòa, bình bầu lựa chọn người kế vị, như đời thứ nhất Hùng Lân Vương thuộc chi Cấn, con cháu của ông lãnh đạo 270 năm. Hết vận chuyển cho chi tộc Chấn. Mã Đắc Khoa sẽ giải thích cụ thể cách xây dựng nhà nước Văn Lang và cách truyền 18 đời vào phần sau.

” Giải mã nhà nước Văn Lang cùa Vua Hùng”.

Lập luận về Kinh Dương Vương phả hệ của tộc Thần Nông

Kinh Dương Vương ( Lộc Tục hoặc Kinh Xuyên) là đời thứ 8 của Thần Nông, Lạc Long Quân ( Sùng Lãm) sống ở đời vua thứ 6 lãnh đạo nhà nước Xích Quỷ.

*Các điều cần xét đoán của sử sách

– Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2879 trước công nguyên.

– Tính từ thời điểm ngài Lâm Khôi Đế ( vị thứ 2) trị vì từ năm 3076 trước công nguyên. Đến chiến tranh Xi Vưu và Hiên Viên ( cứ tạm tính Hiên Viên lãnh đạo thị tộc Hữu Hùng là 2696 tcn như sử chép) khoảng cách này là 380 năm.

– Như sử chép phả hệ vua tộc Thần Nông thứ tự như sau: Thần Nông- Lâm Khôi- Thừa- Minh- Nghi- Lai/Ly- Ai-Khắc và cuối cùng Võng Du đế (người nhường ngôi vị lãnh đạo các thị tộc khác cho Hiên Viên).

– Minh đế sinh ra ngài Kinh Dương ( có tên khác là Kinh Xuyên) là con thứ, con trưởng là Nghi Đế lãnh đạo thị tộc Thần Nông.

Các luận điểm của cá nhân tôi như sau:

Điểm thứ nhất: Kinh Dương Vương là cháu đời thứ 8 của ngài Thần Nông

– Ta tính được rằng năm 2876 trước công nguyên là năm Giáp Tý. Vậy thông tin trên cần xem lại. Nếu năm Nhâm Tuất phải là năm 2878. Tính từ thời điểm Kinh Dương Vương lập nhà nước Xích Quỷ, khi 30 tuổi .Tức Vua cha Kinh Dương sinh khoảng năm 2908 trước công nguyên. Cách xa Lâm Khôi Đế trị vì năm 3076 tới 168 năm.

– Tính trung bình 25 tuổi nam sẽ sinh người con kế vị tiếp theo, ứng 7 đời. Vậy vua Kinh Dương phải cháu đời thứ 8 của Thần Nông. Sẽ tạm có lý hơn là việc sử chép Kinh Dương là đời cháu gọi bằng cụ Lâm Khôi đế được. ( Sử Trung Quốc và Việt chỉ viết tới Lâm Khôi đế thì không có thông tin gì thêm về các thế hệ sau). Nếu tính địa chi khởi từ Tý đời Thần Nông là 1,  đi thuận thì tới chi Mùi – Dương – Dê.

->Vì sao phải lập nhà nước Xích Quỷ mới?:

  • Từ năm 2906 đến năm 2877 trước công nguyên, sảy ra xung đột giữa các thị tộc.
  • Điều kiện thời tiết giá lạnh giá đột ngột, động đất, dịch bệnh ( vì thời gian này tượng cho Kim, kim khắc mộc phương đông).
  • điểm thêm là: sau 7 đời số lượng dân cư bộ lạc, cơ cấu, vai trờ của Tù Trưởng quá lớn cần phải tách chi, nhánh vậy.
  • Buộc một số nhóm dân cư di chuyển xuống phía Nam ( địa chi Dương- Mùi có chòm sao Quỷ Kim Dương chiếu) ấm áp hơn, Trong

Điềm thứ 2:

– Như trên, cha Lạc Long Quân tồn tại 300 năm là vô lý, Và ngài Lạc Long Quân lại lấy cháu là Âu Cơ lại càng nhầm lẫn hiện nay. Như xưa, địa bàn Trung Hoa rất rộng lớn, đi lại khó khăng, cách trở, như sử viết đã thấy vô lí hết sức.

Chỉ có thể hiểu Cha Lạc Long Quân thuộc một nhánh chi hoàng tộc của vương triều Xích Quỷ. Phải tính khi lập nước đến khi biến mất nhà nước Xích Quỷ:  ứng 182 năm.

-> Vậy Cha Lạc Long Quân ứng cháu đời thứ 7 của Kinh Dương Vương, vị vua lãnh đạo tại nước Xích Quỷ thuộc đời thứ 6 thì bị mất nước.

Mặt khác như phả hệ của các đời vua Hùng đặt theo Hậu Thiên Bát Quái, xuất Kinh Dương Vương quẻ Càn, đi nghịch tới Khảm là Lạc Long Quân cũng ứng cách 6 cung vị.

Vậy tính từ ngài Thần Nông tới đời vua trị vì nước Xích Quỷ cuối cùng là 14 đời. Và Lạc Long Quân tồn tại ở đời vua thứ 14.

Lập luận Vua Kinh Dương Vương bấm quẻ, đặt tước hiệu và sử dụng từ Kinh ứng 12 kinh chính và 2 kinh ẩn tổng 14 kỳ Kinh mạch. Như trên đã bàn.

– Thế hệ tiền nhân của các đời Viêm Đế thị tộc Thần Nông, chính xác phải truyền được 14 đời như số định. Vua Hùng dùng theo địa chi để phân ngôi thế hệ. Nên thế hệ sau dùng đến Bát cung và thập can mà nối tiếp cũng có lý của người xưa.

Người đời trước họ không dùng hệ thập phân như hiện nay. Bằng quan niện vũ trụ và không gian bao quát theo hệ: 10 thập can, 12 địa chi, cao nữa là 60 hoa giáp của can và chi. Và sắp tới loài người tiến theo thuật toán 60 là cùng cực của sự phát triển.

Bình Luận

Loading Facebook Comments ...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *