PHÙ TRÚ HUYỀN THUẬT

7:27, 11/11/2018

1.SỨC MẠNH CỦA PHÙ CHÚ 
PHÉP THUẬT luôn bắt đầu bởi PHÙ CHÚ :
– Phù là một VẬT LINH . Thông thường PHÙ theo nghĩa nguyên gốc LÀ MỘT VẬT ĐỂ LÀM TIN được sử dụng trong quân sự thời cổ . Trong PHÁP THUẬT phù thông thường là LÁ BÙA , HÒN ĐÁ , KHÚC XƯNG , SỪNG CỦA MỘT LOÀI VẬT LINH THIÊNG (theo cách nói của người trao linh phù ) , ….
– CHÚ là lời cần phải học thuộc lòng theo phiên âm gọi là NIỆM CHÚ .
– muốn phép thuật được thực hiện phải kết hợp PHÙ CHÚ VỚI NHAU .
2.BÍ MẬT NẰM Ở PHÙ HAY CHÚ ?
Trong đoạn trích CHÚ BỘ ĐẨU CẦU BÌNH AN ở trên có 2 đoạn CHÚ . Nội dung như sau :
– Đoạn 1 : Sự vận động của Vũ trụ được mô phỏng theo bước đi của của chính ta , bắt đầu bước vào ĐĂNG MINH ( khí đầu tiên của năm ) , quan sát sự vận động từng bước của Sao Đẩu biết được sự vận động của Đất Trời , sự vận động của Sao đẩu lấy Canh làm chuẩn , dùng nó mà giết yêu trừ tai , ta sẽ được trường sinh .
– Đoạn 2 : Sáu khí thay nhau ảnh hưởng trong chín cung . Trời tròn , đất vuông , 4 mùa , 5 hành ,các đường : xanh , vàng , đỏ , trắng , lấy sao Thái Ất mà xem xét , sự sáng mờ của mặt trời , mặt trăng lấy Vũ Bộ mà biết , làm được vậy thì Si Vưu phải dẫn binh đi trốn , Rồng xanh phải chui vào hang , Hổ trắng phải nằm im ,….
Ở dây mình lấy nghĩa mà dịch cho nên không đúng với chữ .
Có thể thấy như sau :
– Thực chất của đoạn này hoàn toàn giảng giải về cách quan sát sự vận động của trời đất với tư cách là quy luật cơ bản nhất của vũ trụ . Sự vận động đó có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người .
– Nó cũng chỉ ra cánh con người có thể sử dụng để nắm bắt các quy luật này và cách vận dụng nó .
– Tư tưởng của 2 bài chú này đều có khẳng định giống nhau . Đó là biết lợi dụng các quy luật của trời đất sẽ cho ta sức mạnh nghê gớm mà chúng tà đều phải sợ kể cả Si Vưu , Hổ trắng , Rồng xanh , …. và ta được trường sinh .
Điều này là hoàn toàn hợp lí vì từ PHÙ CHÚ đều do các bậc cao nhân của ĐẠO GIA tạo nên . Họ làm điều đó trong quá trình truyền giáo của mình . CHO NÊN NGƯỜI HIỂU THÌ BIẾT RẰNG TỰ NHIÊN CÓ SỨC MẠNH VÔ SONG , VẬY NÓ RẤT LINH NGHIỆM .NHỮNG KẺ TIN VÀO SỨC MẠNH SIÊU NHIÊN MÀ KHÔNG HIỂU THÌ ĐEM NIỆM CẢ NGÀY CẢ ĐÊM ĐỂ CHỜ NGÀY LINH NGHIỆM . RỒI ĐẾN KHI CHẾT CŨNG KHÔNG BIẾT SỨC MẠNH CỦA NÓ NẰM Ở ĐÂU. KẺ KHÔNG HIỂU KHÔNG TIN THÌ BẢO LÀ MÊ TÍN ….

3.PHÙ CHÚ HUYỀN THUẬT VÀ CON NGƯỜI

Quan niệm Tam Tài về con người.
Đạo Lão quan niệm con người có 3 phần chính: Đó là: TINH, KHÍ, THẦN.
Có khi TINH, KHÍ, THẦN còn được gọi bằng danh từ khác là: THÂN, TÂM, Ý.
Đạo Lão gọi THÂN, TÂM, Ý là TAM THỂ hay TAM BẢO.
Tiên Học Từ Điển nơi câu THÂN, TÂM, Ý TAM THỂ viết: Tinh thì sinh ở Thân, Khí thì tàng ở Tim, Thần thì ẩn trong Ý.
Thân mà bất động thời TINH hoá.
Tâm mà bất động thời KHÍ hoá.
Ý mà bất động thời THẦN hoá.
Ba món báu mật của Đạo Giáo là TINH – KHÍ – THẦN ; Ba món vật quí giá của Phật Giáo Hiển Tông là PHẬT – PHÁP – TĂNG ; Ba món vật quí báu của Phật Giáo Mật Tông là KHÍ – MẠCH – MINH ĐIỂM .
Mật Tông chú trọng sự luyện tập của cá nhân về Ý và KHÍ ; Từ sự luyện tập ĐIỂM trở thành KHÍ , và từ KHÍ chuyển vận KINH MẠCH , từ đó sinh ra NỘI HỎA ( lửa bên trong ) , từ nội hỏa sản sinh ra QUANG MINH ( sự chiếu sáng ) , từ quang minh hòa nhập vào biển VŨ TRỤ QUANG , đạt đến cảnh giới của PHẬT QUẢ , đó là sự liên hệ quan trọng , giữa ĐẠI THỦ ẤN và KINH MẠCH
.
KINH MẠCH là gì ? người xưa có nói : Kinh mạch giả , hành khí huyết , thông âm dương . Trong cơ thể của con người , kinh mạch là những con đường , để khí huyết lưu thông đi nuôi cơ thể .
Sự tu luyện của Đạo gia phái Côn Luân , chú trọng đến phương pháp Thông Tam Tiêu – là Thượng Tiêu , từ̉ hoành cách mô trở lên , trung tiêu là từ hoành cách mô xuống đến bụng , hạ tiêu là từ bụng xuống đến chân .
Kinh mạch được chia ra làm 12 đường kinh mạch là :

1.- Thủ thái dương phế kinh.

2.- Thủ âm minh đại trường kinh.

3.- Túc âm minh vị kinh.

4.- Túc thái dương tỳ kinh.

5.- Thủ thiếu dương tâm kinh.

6.- Thủ thái âm tiểu trường kinh .

7.- Túc thái âm bàng quang kinh.

8.- Túc thiếu dương thận kinh .

9.- Thủ khuyết dương tâm bào kinh.

10.- Thủ thiếu âm tam tiêu kinh.

11.-Túc thiếu âm đảm kinh.

12.- Túc khuyết dương can kinh.
Kỳ kinh bát mạch gồm có : 1.- Nhâm mạch . 2.- Đốc mạch . 3.- Xung mạch.4.- Đới mạch.5.- Dương duy mạch.6.- Âm duy mạch.7.- Dương kiểu mạch.8.- Âm kiểu mạch .
Sự tu luyện cuả Đạo gia , vận khí trong 12 kinh mạch , gọi là sự vận hành khí trong Đại Châu Thiên , còn sự vận hành khhí trong kỳ kinh bát mạch gọi là Tiểu Châu thiên.

Phương pháp Đại Thủ Ấn của Mật Tông , không phân chia phức tạp như Đạo gia .
Mật tông đem những Tùng Thần kinh. Chủ yếu là Kinh Mạch chia ra làm 7 trung tâm , phân chia như sau :

1.- Đỉnh đầu .

2.- Giữa chân mày.

3.- Ở cổ.

4.- Ở giữa ngực ngang tim.

5.- Ở bụng.

6.- Sinh thực khí .

7.-Ở xương cùng.
Đem nội hỏa gọi là châm lửa , đem mạch phân làm Tả mạch – Hữu mạch và Trung mạch . Do đó, 7 trung tâm và 3 mạch cuả Mật Tông và 12 kinh cùng Bát mạch của Đạo giáo , đại thể căn bản là giống nhau.
Đại Thủ Ấn nói về vận hành khí huyết , thông kinh mạch , nước cam lồ thấm nhuần tạng phủ , thấm nhuần gân cốt, điều hòa Thủy,Hỏa , Phong , Thổ .

Những tác dụng trên , đều giống cách luyện tập của Đạo gia trung Hoa .Phương pháp thông quan của Mật tông là đầu tiên đả thông kinh mạch, sau đó hội tụ lửa thành một điểm , sau đó châm lửa đốt thành ánh sáng ; phương pháp nầy giống như phương pháp của Đạo gia là : luyện Tinh hóa Khí , luyện khí hóa Thần , luyện Thần hoàn Hư , Luyện Hư hoàn Đạo .
Ba điểm bí mật của Mật Tông Đại Thủ Ấn là : 1 .- Quán tưởng . 2.- Thất chi thiền tọa. 3.- Chú Âm tức là thu nạp hít thở và niệm chú .
Tam quán của Đại thủ Ấn là : Không quán – Giả quán và Trung quán .
Không quán là quán tưởng vạn pháp tự thể là không có ; Giả quán là vạn pháp do duyên sanh hư tướng , sanh sanh diệt diệt . Trung quán là vạn pháp không thiệt , không giả , trung đạo , tức là áp dụng vạn pháp cho đúng lúc đúng thời , đúng Thời và Vị theo như tinh hoa cuả Kinh Dịch vậy .
Tập luyện Tam quán cuả Đại Thủ Ấn , có thể giúp Hành giả phá vở Ba điều mê hoặc, chứng đắc Tam trí và thành tựu Tam Đức, cuối cùng vĩnh viễn thoát được Ma đạo.
Ngoài ra còn có sự quán tưởng huyệt Đan điền là Nội quán, còn Ngoại quán , Hành giả có thể nhìn chân dung , Pháp tướng uy nghiêm , hình ảnh vị Thầy của mình , làm đối tượng để quán tưởng ; Hành giả nhìn vài giữa chân dung , ngay chân mày cuả Thầy mình một cách mảnh liệt và tưởng tượng từ đó phóng ra , một luồng ánh sáng trắng , phóng đến giữa chân mày của mình. Đây là phương pháp tập trung tinh thần , đem tạp niệm biến thành nhất niệm , tập như thế một thời gian , hành giả có thể tiến đến ,tập nội quán , quán tưởng tại đan điền . Khi hành giả tập trung chú ý đến huyệt Đan điền , thì ánh sáng sẽ hiện ra . Ngoại quán , quán tưởng lấy chân dung uy nghiêm vị Thầy của mình làm đối tượng để quán tưởng ; còn Nội quán , quán tưởng của Đạo gia, thì đầu tiên quán tưởng huyệt đan điền , sau đến huyệt mạng môn , thứ ba quán tưởng huyệt Dủng Tuyền ở chân , thứ tư huyệt Bách hội , sau đó quán huyệt Mi tâm , giữa chân mày .
Còn nguyên tắc Đại Thủ Ấn của Mật Tông , đầu tiên quán tưởng Đan điền , sau đó đến trung tâm ở bụng , đến trung tâm tim , thứ tư ở cổ , thứ năm mi tâm và chót hết đến đỉnh đầu .
Trong lúc quán tưởng , không được căng thẳng thần kinh , hay chú ý quá sức , mà cần phải thư thả tự nhiên , không gấp rút ….
Về phương pháp quán tưởng để làm phát sinh luồng nhiệt năng nội hỏa , thì hoàn toàn nhờ vào sự hít thở và tưởng tượng ; khi hít không khí vào, thì tưởng tượng màu trắng , khi đến đơn điền biến thành màu đỏ , khi thở không khí ra , không khí biến thành màu đen . Việc tưởng tượng màu sắc có ý nghĩa như sau : Tưởng tượng ánh sáng trắng là biểu hiện cuả sự hấp thụ thanh tịnh quang minh ; màu đỏ là sự phát sinh nội hỏa ; màu đen là sự phế thải ra khí dơ và nghiệp chướng, hoặc có thể thay màu đen thành màu lam hay xanh cũng được .
Phương pháp quán tưởng nội hỏa :
Đầu tiên tưởng tượng một điểm tròn màu đỏ , tại huyệt đan điền , cách dưới rốn 4 ngón tay , huyệt nầy là điểm giao thoa của Tam mạch , tả hữu và trung mạch ; Điểm đỏ nầy được tưởng tượng như một đốm lửa nóng như than hồng trong lò , đỏ rực tỏa ra hơi nóng , sau đó hít một hơi dài , vận khí đi vào hai mạch tả hữu , để đi đến huyệt đan điền , thổi cho điểm lửa ở đây , mổi lúc càng nóng hơn ; khi thở ra hành giả tưởng tượng , thở ra không khí màu đen , hít thở như vậy , một vòng gọi là một tức ; cứ 10 tức thì cục lửa hóa ra to lớn hơn và thăng lên một trung tâm lực cao hơn ,tức từ đan điền đi lên trung tâm tim , cổ, mi tâm …..Hít vào đếm 6 nhịp , ngưng 2 , thở ra 6 , ngưng 2 là xong một chu kỳ .
Khi tập lên cao , Thủ Ấn , Thân Ấn có thể biến thành quán tưởng ; Chú ngữ biến thành Thu Nạp hít thở ; và hít thở có thể hóa thành khí để quán tưởng ; đó là sự hợp nhất của Tam Quán .

5.BÀN VỀ TINH – KHÍ – THẦN:
1. Nguyên thần vốn là địa khí được người ta hấp thụ khi sinh ra và mới lớn lên thông qua huyệt dũng tuyền, về sau thì huyện này đóng lại lên con người mới có tinh thần mạnh yếu khác nhau, người thì chí khí quật cường,ăn to nói lớn, người lại nhu mì, mỗi người mỗi khác.

Nguyên thần chỉ có tác dụng trên mặt tinh thần mà thôi, không có tác dụng trên phương diên sức khoẻ dưỡng sinh nhiều, đôi khi nó cũng chữa được vài bệnh thuộc ngoại cảm hoặc do tà ma gây ra, nguyên thần bao bọc bên ngoài cơ thể, tùy theo mỗi người dày mỏng khác nhau, có người nó bao quanh cách xa tới nửa mét, có người chỉ vài phân, nó chính là năng lượng sinh học theo môn nhân điện hoặc cảm xạ học, các môn khí công dạy hành khí dùng tư tưởng dẫn theo nhâm đốc mạch thực ra là dẫn thần chứ không phải khí, thần có thể xâm nhập vào kinh mạch nhưng hoàn toàn không có tác dụng gì cả, truyền năng lượng chữa bệnh kỳ thực là truyền thần mà thôi, tác dụng chữa bệnh của môn nhân điện không rõ ràng, khi thì hiệu quả khi thì không là vì họ truyền thần chứ không phải khí.

2. Nguyên khí vốn là thiên khí hấp thu từ trời thông qua khiếu huyền quan ở trên đầu, người ta hấp thu nó khi mới sinh ra, về sau khiếu này cũng tự đóng lại, các môn khí công ngày nay theo tôi nhận xét đều không có tác dụng hấp nguyên khí này, đầu lưỡi để lên hàm trên là một điều kiện cần nhưng chưa đủ để hấp thu được nó,

Nguyên khí này một khi được hấp thu rồi thì sẽ thấy đầu lưỡi sinh ra nước miếng, vì khí vốn tàng trong dịch, phép ngọc dịch luyện hình theo tính mệnh khuê chỉ là chỉ cách hấp thu nguyên khí này, ai hấp thu được nó thì có thể trường sinh,nó có thể làm tóc bạc trỡ lại đen, răng rụng mọc lại được, đây thực sự là khí được nói trong khí công và đông y,nó chu lưu theo kinh mạch, chữa khỏi mọi bệnh tật, khi dịch sinh ra đầy miệng thì nuốt xuống nên nguyên khí chứa tại huyệt đan điền, khí này có thể theo tinh sinh dục mà tiết thoát ra ngoài, kinh tiên có câu: chân nhân luyện tinh thành khí, phàm nhân hoá khí làm tinh là như vậy
3. Nguyên tinh là cái sinh ra khi nguyên thần và nguyên khí giao hội, tức là khi thiên khí và địa khí giao hội trong thân thể thì sinh ra nguyên tinh, thần và khí tuy có thể hấp thu nhưng thuộc về trời và đất, con người chỉ vay mượn mà thôi, duy nguyên tinh này thuộc về con ngừơi, có nó thì làm tiên phật, không có nó thì trôi theo luân hồi, đây không phải tinh sinh dục.

Sưu tầm tại Tuvilyso.org

Coi bói hay thầy Mã Đắc Khoa xem bói giỏi vận hạn cuộc đời, xem tình duyên, công danh, sự nghiệp, tài lộc, gia đình, xem ngày đẹp, xem ngày cưới, xem phong thuỷ mộ phần, âm trạch

Địa chỉ xem bói tại tp Hà Nội,tp Thái Nguyên, Tp Hải Phòng, tp Hải Dương, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Nam Định, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Địa chỉ coi bói ở tp Hồ Chí Minh, tp Đà Nẵng, Cần Thơ, Đà Lạt, Lâm Đồng, Nha Trang, Phú Quốc, Kiên Giang, Bình Dương, Vũng Tàu, Đồng Nai, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà, Biên Hoà, Tây Ninh…

Địa chỉ xem bói hay coi bói ở Ba Lan, Đức, Pháp, Nga, Úc, Hoa Kỳ, Canada, Newzealand.

Mọi thông tin giải đáp xin liên hệ Thâỳ Mã Đắc Khoa Tell/ zalo :0963.750.472

Bài viết giới thiêụ các vấn đề mà chúng tôi có thể trả lời cho bạn đọc: Giới Thiệu

Bình Luận

Loading Facebook Comments ...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *